Cũng giống như các vùng miền khác của đất nước, món ăn ngày tết của người miền Nam cũng có những đặc trưng riêng. Cùng Nhà hàng Quá Ngon khám phá những món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người miền Nam qua bài viết sau đây:
1. Củ kiệu tôm khô
Miền
Nam cũng chuộng củ kiệu như miền Trung, nhưng đặc biệt củ kiệu ở miền Nam không
ăn với bánh tét, mà thường ăn kèm tôm khô thành một món riêng. Củ kiệu được
ngâm chua ngọt, khi ăn kèm tôm khô, rắc thêm miếng đường cát, món ăn có đủ vị
giòn, dai, mặn, ngọt, hăng, nhâm nhi vừa ngon lành thú vị.
2. Bánh tét
Trong
khi bánh tét ở miền Trung chuộng sự giản dị, chỉ khác bánh chưng truyền thống
về hình dáng, thì bánh tét ở miền Nam đã được “cải tiến” rất nhiều. Bánh tét
miền Nam có hai loại chính là bánh tét nhân mặn và nhân ngọt. Nhân mặn ngoài
loại có đậu và thịt mỡ truyền thống, nhiều nhà gói bánh tét còn có trứng muối,
lạp xưởng…cho nhiều khẩu vị khác nhau. Trong khi đó bánh tét nhân ngọt phổ biến
với nhân chuối, đậu đỏ, đậu xanh… Bánh Tét miền Nam, nhất là miền Tây nam bộ
trông rất bắt mắt, ngoài cách gói vuông vức, chắc đẹp, nếp nấu bánh còn được
nhuộm màu rau ngót, lá cẩm để tạo nên màu sắc nổi bật và hấp dẫn. Một địa
phương nổi tiếng với món bánh tét thập cẩm rất đẹp và ngon miệng là Trà Vinh
với Bánh tét Trà Cuôn.
Bánh Tét – Món ăn ngày tết cổ truyền miền
Nam
3. Thịt kho nước dừa
Món
ăn Tết truyền thống nổi tiếng nhất của dân miền Nam có lẽ là thịt kho nước dừa,
hay còn gọi là thịt kho riệu, thịt kho hột vịt. Ngày giáp Tết, ngoài việc nấu
bánh tét, các gia đình nam bộ còn hay chuẩn bị một nồi to để nấu món thịt kho
này. Thịt kho hột vịt trông rất hấp dẫn, ăn ngon miệng, để cho khỏi ngấy, món
này thường ăn kèm dưa giá.
4. Dưa món
Trong
khi miền Bắc là dưa hành, thì miền Nam với miền Trung ưa chuộng dưa món như một
món dưa góp ăn kèm ngày Tết. Dưa món có thành phần là các loại củ quả (cà rốt,
củ cải, su hào, đu đủ…) được muối mặn ngọt trong nước mắm đường qua nhiều ngày.
Khi ăn, dưa món thường dùng kèm bánh chưng, các món có thịt để giảm ngấy.
5. Canh khổ qua nhồi thịt
Đây
là món ăn thường ngày trong mỗi gia đình miền Nam, và cũng được dùng trong
những ngày Tết với ý nghĩa giúp đẩy những điều “khổ” đi “qua”. Đây cũng là món
ăn giải nhiệt bổ dưỡng cho cơ thể trong những ngày Tết, khi trời miền Nam bắt
đầu nắng nóng.
6. Lạp xưởng
Lạp
xưởng là món ăn rất phổ biến ở miền Nam. Vào dịp Tết, tìm mua lạp xưởng ngon để
ăn và đãi khách là nhu cầu không thể thiếu của bà con Nam bộ. Lạp xưởng trong
Nam có nhiều loại: lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng nạc, lạp xưởng tôm,
lạp xưởng cá… nhiều địa phương miền Tây nổi danh với món lạp xưởng như Sóc
Trăng, Cần Giuộc (Long An), An Giang… Lạp xưởng có thể luộc, chiên, nướng trước
khi ăn. Cách được nhiều người ưa chuộng là chiên bằng nước (không dùng dầu),
vừa ngon vừa an toàn cho sức khỏe.