Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

Nước ép củ cải có tác dụng gì? Lợi ích sức khẻo của nước ép củ cải

Củ cải là gì? Nước ép củ cải có tác dụng gì? Tại sao nên bổ sung nước ép củ cải vào chế độ ăn uống? Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ cho bạn những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của loại nước ép này.

Củ cải là gì? Nước ép củ cải có tác dụng gì?


Củ cải là gì?

Cải củ là một loại rau ăn củ thuộc họ Cải. Hiện nay cải củ được trồng và sử dụng trên khắp thế giới. Cải củ có nhiều thứ khác nhau, khác biệt về kích thước, màu sắc và mùa vụ. Một vài thứ cải củ được trồng để lấy hạt dùng trong chế biến dầu hạt cải.

Hiện nay, có hai loại cải củ chính được dùng phổ biến, đó là củ cải trắng (mùa đông) và củ cải đỏ (xuân hoặc hè). Củ cải trắng thường có hình dáng dài, nhỏ chứ không tròn như củ cải đỏ...

Ở Việt Nam, củ cải trắng còn là một vị thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, củ cải nấu chín có vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị, có công dụng chữa một số bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,…

Nước ép củ cải có tác dụng gì?

Các chất dinh dưỡng trong củ cải có thể dễ dàng hấp thụ. Một cốc nước củ cải cung cấp mangan, kẽm, đồng, folate, canxi, kali và vitamin A, C và B6.

Củ cải là gì? Nước ép củ cải có tác dụng gì?

Nước ép củ cải là một chất tẩy rửa tuyệt vời. Nó có thể làm sạch bàng quang, thận, tuyến tiền liệt và đường tiêu hóa. Nó có thể giúp tẩy sạch chất độc hại và vi khuẩn. Nước củ cải cũng có thể làm tốt công việc làm sạch túi mật và gan.

Củ cải là gì? Nước ép củ cải có tác dụng gì?

Nước củ cải cũng chứa một số enzim như myrosinase, esterase, amylase và diastase có thể chữa được tình trạng đau mạn tính cơ bắp, gân và khớp.

Củ cải là gì? Nước ép củ cải có tác dụng gì?

Điều trị táo bón: Nước củ cải giúp cải thiện tiêu hóa và là thuốc nhuận tràng tự nhiên hiệu quả. Mỗi ngày có thể ăn khoảng 250g để thông tiện.

Củ cải là gì? Nước ép củ cải có tác dụng gì?

Thuốc chống viêm: Các chất chống viêm có trong nước củ cải cũng làm giảm viêm đường tiết niệu và các bệnh nhiễm trùng liên quan đến thận. Trên thực tế, uống nước củ cải đều đặn cũng ngăn ngừa, phòng ngừa bệnh sỏi thận hiệu quả.

Củ cải là gì? Nước ép củ cải có tác dụng gì?

Loại bỏ chất nhầy: Bạn mệt mỏi với những vấn đề về hô hấp như hen suyễn hay viêm phế quản? Nước ép củ cải giúp bằng cách loại bỏ chất nhầy trong phổi. Trên thực tế, nó cũng có thể làm giảm buồn nôn, nôn mửa và chữa bệnh viêm họng.

Củ cải là gì? Nước ép củ cải có tác dụng gì?

Ức chế tế bào ung thư: Các anthocyanins và vitamin C trong nước củ cải được cho là giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Các nhà nghiên cứu đang tiến hành nghiên cứu nước ép củ cải có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của ung thư đại tràng, ung thư dạ dày và ung thư thận.

Củ cải là gì? Nước ép củ cải có tác dụng gì?

Điều trị các vấn đề về da: Củ cải có chứa phốt pho, kẽm và vitamin A và C, do đó có thể điều trị các vấn đề về da như mụn trứng cá, chàm và phát ban.
Nhà hàng quá ngon (tổng hợp)
Share:

Cách nấu nước nha đam với đường phèn, lá dứa thơm mát

Nước nha đam nấu với đường phèn và lá dứa không chỉ là một loại nước giải khát đặc biệt thơm ngon mà còn đem lại những lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Do đó, cách nấu nước nha đam đường phèn lá dứa rất được yêu thích và tìm kiếm trong thời gian gần đây. Nếu biết cách nấu loại nước giải khát này bạn có thể yên tâm không lo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nha đam đường phèn lá dứa là một loại thức uống giải khát lí tưởng, thơm mát và có cả nha đam giòn giòn ăn rất vui miệng. Nếu uống nha đam đường phèn ngoài hàng khiến bạn lo lắng về độ vệ sinh thì bạn nên học ngay cách nấu nha đam đường phèn lá dứa. Nấu tại nhà sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi thưởng thức đồng thời bạn có thể nêm nếm cho vừa khẩu vị của mình.
Cách nấu nước nha đam với đường phèn, lá dứa thơm mát.
Cách nấu nước nha đam với đường phèn, lá dứa thơm mát.

Tác dụng của nước nha đam đường phèn lá dứa

Nha đam đường phèn lá dứa không chỉ đơn thuần là loại một loại nước giải khát mà nó còn mang lại nhiều lợi ích khiến bạn phải bất ngờ.

- Đào thải độc tố

Nước nha đam đường phèn có chứa thành phần Anthraquinon kết hợp với các ion Ca2+ tạo thành các hợp chất kết tủa dễ dàng được đào thải ra bên ngoài qua đường nước tiểu làm giảm nguy cơ gây bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu. Ngoài ra loại nước này còn chứa thành phần giúp loại bỏ các độc tố trong tế bào giúp giải độc cho gan và thận hiệu quả.

» Những biến chứng sỏi thận nguy hiểm như thế nào?

- Thanh nhiệt

Công dụng của nha đam nấu đường phèn được biết nhiều nhất là thanh nhiệt. Theo đông y nha đam có tính mát giúp thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Khi kết hợp với đường phèn sẽ giúp làm mát và tăng cường sức khỏe cho cơ thể sau một ngày làm việc mệt mỏi.

- Hỗ trợ tiêu hóa

Với thành phần chứa nhiều enzyme thủy phân protein, lipid, glucid nên giúp kích thích tiêu hóa thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng và duy trì hoạt động cần thiết của cơ thể.

 Cách nấu nước nha đam với đường phèn, lá dứa thơm mát.

- Tăng cường sức đề kháng

Là sự kết hợp tuyệt vời giữa nha đam giàu acid amin và khoáng chất cùng với vị ngọt thanh dịu của đường phèn sẽ tạo nên một loại nước giải khát tuyệt vời cho gia đình giúp bổ sung lượng nước cho cơ thể, tăng sức đề kháng và sự dẻo dai cho cơ thể.

- Giảm cholesterrol trong máu

Trong nha đam có chứa hợp chất làm giảm sự sản sinh của cholesterol trong máu nên nước nha đam đường phèn rất tốt cho người bị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ và cao huyết áp.

- Kháng khuẩn- giảm đau

Một công dụng của nha đam nấu đường phèn khá bất ngờ đó là khả năng kháng khuẩn-giảm đau.
Trong thành phần nha đam có chứa chất Lectin có khả năng kích thích sản sinh ra tế bào Lympho tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, do vậy uống thường xuyên nước nha đam đường phèn cũng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, vi rút gây ra: viêm màng não, nhiễm trùng máu , độc tố thần kinh, nấm da và nấm bộ phận sinh dục…
Nhờ khả năng giảm đau và chống viêm hiệu quả nên y học Ấn Độ và Trung Quốc dùng nha đam như một dược liệu trong điều trị chứng đau nhứt xương khớp, các bắp cơ.

- Nhuận tràng trị táo bón

Nước nha đam đường phèn được biết đến nhiều nhất với tác dụng  xổ nhẹ, nhuận tràng trị táo bón. Do đó trong y học nha đam được dùng để chiết xuất và bào chế thuốc trị táo bón.

Với cách nấu nha đam đường phèn lá dứa, bạn không chỉ có được một loại nước giải khát thơm mát mà còn có được một loại nước có lợi cho sức khỏe và sắc đẹp.

 Cách nấu nước nha đam với đường phèn, lá dứa thơm mát.


Cách nấu nha đam đường phèn lá dứa

Nguyên liệu:

  • 500g nha đam – 2 lá dứa
  • 200g đường phèn
  • 1/2 ống dầu chuối
  • 700ml nước

Cách làm

 Cách nấu nước nha đam với đường phèn, lá dứa thơm mát.

Bước 1: Nha đam gọt sạch vỏ, cho vào nước muối lợ ngâm trong 5 phút.

Bước 2: Vớt ra, rửa sạch rồi ngâm thêm 10 phút trong nước muối (cho sạch mùi hăng của vỏ nha đam). Sau đó rửa sạch cắt hạt lựu rồi cho vào rổ sạch rửa cho hết nhớt (dịch triết nha đam) rồi để ráo nước.

Bước 3: Rửa sạch lá dứa cho vào nấu chung.

Bước 4: Đường phèn nấu với nước cho tan, cho nha đam vào để lửa sôi rồi tắt bếp.

Để nguội cho dầu chuối vào sau đó rót vào chai rồi cho vào tủ lạnh uống dần.

Lưu ý: Công thức trên là nha đam còn độ giòn, nước không quá nhớt. Tùy theo ý thích của mỗi nhà mà có thể nấu thêm nha đam cho mềm, hoặc không cần phải rửa cho hết dịch triết nha đam. 

Với cách nấu nha đam đường phèn lá dứa này, hy vọng bạn sẽ có được món nước uống thơm ngon.

Nhà hàng quá ngon (tổng hợp)
Share:

Recent Post

Blog Archive

Total Visits